Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Ai dễ mắc viêm khớp mưng mủ ?

Ngoài ra, viêm khớp mưng mủ cũng có thể do những tổn thương nhiễm khuẩn các vùng quanh khớp như mụn, nhọt, áp-xe, hay lạm dụng chọc hút dịch khớp trong bệnh tràn dịch khớp... Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp mưng mủ, trong đó là chấn thương làm tổn hại khớp, nhất là các chấn thương bị nhiễm bẩn do có kèm theo bùn, đất, cát, rác, chất thải


Ai dễ mắc viêm khớp mưng mủ?


Thực chất, viêm khớp mưng mủ thực chất là nhiễm khuẩn khớp do các loại vi sinh vật khác nhau gây nên, đặc biệt là do vi khuẩn. Bệnh có thể gặp ở mọi nhóm tuổi:

Ở trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn khớp gối mưng mủ do vi khuẩn lậu có từ người mẹ bị bệnh lậu lây cho con. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi còn có thể bị viêm khớp mưng mủ bởi một loài vi khuẩn mà trước đây người ta ít quan tâm đến nó, đó là vi khuẩn Hemophilus influenzae.

Ở trẻ lớn và người trưởng thành thường bị viêm khớp mưng mủ do một số liên cầu (Streptococcus), nhất là loại liên cầu nhóm A (S. pyogenes). Các loại vi khuẩn này đều gây nên viêm khớp mưng mủ thường gặp trong nhiễm khuẩn bệnh viện với loại nhiễm khuẩn ở khoa ngoại, sản, sơ sinh...

Ngoài ra, còn có nhiều loại vi khuẩn khác cũng gây nên viêm mưng mủ khớp như tụ cầu vàng (S. aureus), tụ cầu da (S.epidermidis), tụ cầu hoại sinh (S.saprophiticus).


Viêm khớp mưng mủ có thể gặp ở vị trí nào?


Viêm khớp mưng mủ có thể xảy ra với bất kỳ khớp nào gần vùng bị nhiễm khuẩn, nhất là những khớp khớp bị tác động mạnh hoặc bị chấn thương.

Đối với bệnh nhân ở tuổi trưởng thành thì khớp khuỷu tay, cổ chân và khớp gối là dễ xảy ra hơn cả, với triệu chứng đặc trưng là cử động khó khăn, đau, nhức khó chịu.

Viêm khớp mưng mủ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ chóng khỏi và có thể không để lại di chứng gì (khoảng 70%).

Nhưng nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng sẽ gây tổn thương lan rộng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm xương, trật khớp xương, viêm khớp mạn tính hoặc gây nên hiện tượng dính khớp, thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn huyết là một bệnh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng, bởi những loại vi khuẩn đa đề kháng với kháng sinh.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Viêm đa khớp ở trẻ em triệu chứng là gì?

Bệnh viêm đa khớp ở trẻ em là tình trạng xảy ra trên một hay nhiều khớp bị sưng đau cùng một lúc do thời tiết thay đổi đột ngột. Tại các vùng khớp xương bị tổn thương và dần dần phá hủy các cầu trúc tại khớp. 


Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em gây ra các biểu hiện cụ thể như: Sưng đỏ vùng khớp, đau nhức, đột nhiên viêm nhiều khớp và tại vùng bị viêm ấn vào cảm giác đau nhói, nhiều trường hợp trẻ bị viêm đa khớp dạng thấp còn gây nên chứng mất ngủ, biếng ăn….

Nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp ở trẻ em


Viêm đa khớp là tổng thể những bệnh về xương khớp, nhưng phổ biến nhất ở trẻ là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em và tìm ra được một số nguyên căn gây ra bệnh như sau:

Tác nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em virus hoặc vi khuẩn,..nhưng điều này hỗ trợ chưa thể đưa ra kết luận chính xác bởi quá trình nghiên cứu hỗ trợ chưa tìm hiểu dc hỗ trợ chuẩn đến 100%.

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây viêm đa khớp nhất là về bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em chúng tôi thống kê một phần nguyên nhân gây bệnh có tính duy truyền, bệnh viêm đa khớp dạng thấp trong gia đình thì thế hệ sau trong gia đình chiếm tới 65-70% so với đó tỷ lệ mắc bệnh ngoài cộng đồng chỉ chiếm có 30% khả năng mắc bệnh.



Cơ địa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể là tác nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em.
Ngoài ra nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp ở trẻ em còn do một số yếu tố gây bệnh khác như môi trường, nhiễm lạnh, ẩm thấp, thay đổi thời tiết…

Triệu chứng của viêm đa khớp ở trẻ nhỏ


Một vài triệu chứng thường gặp và phổ biến của bệnh viêm đa khớp ở trẻ em đó là:

Đau: triệu chứng thường thấy nhất và biểu hiện rõ nhất ngay khi có dấu hiệu của viêm khớp ở trẻ em cơn đau có thể đau dai dẳng, đau nhất là khi vận động ở các vùng như khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân và cổ chân.

Cơn đau xuất hiện luôn luôn cân xứng hai bên, có thể có hiện tượng sưng khớp, và nhất là không cử động được. Nếu viêm đa khớp ở trẻ em là viêm khớp dạng thấp tới giai đoạn nặng thì có thể sẽ bị biến dạng sau một thời gian đau khớp.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Chữa đau thần kinh tọa đơn giản

Có khoảng 40% dân số thế giới sẽ bị đau thần kinh tọa tại một số điểm trong cuộc đời của họ. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với chứng đau thắt lưng hoặc chuột rút chân. Cơn đau thần kinh tọa có thể từ nặng đến nhẹ, từ tê tê đến đau nhói và dữ dội ở một bên cơ thể. Hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc dùng thuốc để giảm đau mà quên mất rằng có rất nhiều cách chữa bệnh thần kinh tọa ngay tại nhà đơn giản hiệu quả .


Cách chữa bệnh thần kinh tọa tại nhà:


Bóng tennis

Bạn đã nghe về tác dụng của bóng tennis đối với bệnh đau lưng chưa, vậy thì tại sao không áp dụng nó như một cách chữa đau dây thần kinh tọa. Hoạt động như một liệu pháp massage và bấm huyệt, bóng tennis sẽ giúp bạn giảm đau cơ và căng cơ hiệu quả. Hơn thế nữa, nó còn giúp giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, cải thiện khả năng di chuyển và lưu thông máu đến khu vực tổn thương.

Nằm hoặc ngồi trên sàn nhà, đặt quả bóng tennis dưới cơ bắp, gần vị trí của cơn đau. Bạn nên sử dụng nhiều hơn một quả bóng để trải dài áp lực, như vậy lúc thực hiện sẽ không bị đau và hiệu quả cũng tăng lên đáng kể. Hãy điều chỉnh vị trí quả bóng sao cho dễ chịu nhất, giữ khoảng 15-20s rồi lăn người nhẹ nhàng để bóng massage cho vùng bị chèn ép.

Muối Epsom

Bạn có bao giờ nghe nói về đau dây thần kinh tọa và cách chữa bệnh bằng muối Epsom. Muối Epsom là một loại muối đặc biệt, được hình thành do sự lắng đọng của các hoạt chất tự nhiên với 2 thành phần chính là magie và sunlfat. Loại muối này giúp giảm viêm, dịu cơn đau lưng, giảm bớt căng thẳng và thư giãn hệ thần kinh… cùng hàng loạt công dụng cho sức khỏe khác. Bạn có thể tìm mua muối này ở rất nhiều cửa hàng trên internet, tuy nhiên giá khá cao.

Cách chữa bệnh thần kinh tọa bằng muối Epsom rất đơn giản. Hãy dùng khoảng 2 muỗng muối cho vào bồn tắm và ngâm mình trong khoảng 15 – 20 phút. Cùng với những lợi ích từ muối, nhiệt độ của nước sẽ kết hợp như một liệu pháp chườm nóng giúp giảm đau, giảm viêm và tăng tuần hoàn máu hiệu quả.

Sử dụng gừng:

Những lợi ích mà gừng mang lại cho sức khỏe giúp nó trở thành loại thảo mộc trong nhà mạnh mẽ và quý giá nhất. Đây là một thực phẩm chống viêm rất mạnh bởi gừng chứa lượng kali cao (thiếu kali sẽ khiến cơn đau thần kinh tọa thêm trầm trọng). Dưới đây là một số cách chữa đau dây thần kinh tọa bằng gừng đơn giản tại nhà.

Trà gừng: Cho một muỗng cà phê bột gừng, 2 – 3 lát gừng tươi và 1 thìa café mật ong, một muỗng nước cốt chanh vào cốc nước nóng. Khuấy đều, để nước nguội bớt rồi uống ngay sau đó. Sử dụng khi bụng đói.



Nhai gừng khô hoặc tươi: Nhai một miếng gừng và nhai nó cho đến khi tất cả nước của miếng gừng đã đọng lại trong miệng và nhổ ra (không nuốt). Thực hiện nhiều lần trong ngày. Nếu không nhai được gừng tươi có thể ăn vài lát gừng khô, lúc này bạn có thể nuốt cả nước gừng và bã gừng.

Ngâm chân:

Cũng với nguyên liệu là gừng nhưng cách chữa bệnh thần kinh tọa này sẽ kết hợp thêm một vài thảo dược khác. Cơn đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến nhiều đến bàn chân, chính vì thế ngâm chân là phương pháp giúp thư giãn gân cốt, lưu thông khí huyết và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên liệu trong bài thuốc ngâm chân bao gồm:
1 củ gừng tươi.
1 muỗng muối
1 nắm lá lốt.
Ngoài gừng, lá lốt cũng có khả năng chống viêm tiêu sưng rất tốt. Trong khi đó muối lại làm nhiệm vị giảm đau, sát trùng rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Lá lốt, gừng rửa sạch và giã nát.
Chuẩn bị 1 thau nước ấm, cho gừng và lá lốt, muối vào hòa với nước.
Ngồi trên ghế và thả chân vào ngâm, vừa ngâm vừa massage sẽ tăng công dụng lên rất nhiều.
Ngâm cho tới khi nước nguội hẳn, rửa sạch chân bằng nước ấm.

Sau khi thực hiện cách chữa đau dây thần kinh tọa này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn và đỡ đau rất nhiều. Áp dụng phương pháp ngâm chân ngày 1 lần để dự phòng cơn đau tái phát.

Trên đây là một vài cách chữa bệnh thần kinh tọa đơn giản hiệu quả ngay tại nhà mà không cần sử dụng thuốc.

Nên nhớ, bên cạnh những phương pháp này, bạn giữ vững các nguyên tắc sau:


Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.



Ngủ trên đệm vừa phải, không quá cứng hoặc quá mềm.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Không thực hiện các động tác nâng, bê, vác đồ nặng hoặc xoay mình bất ngờ…

Không hút thuốc lá, uống rượu bia trước khi bệnh tình thêm tồi tệ…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Loãng xương nguyên nhân vì sao?

Do sợ bị loãng xương, rất nhiều người tự ý dùng các chế phẩm có hàm lượng canxi cao mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm. Trên thực tế, có những bệnh nhân bị loãng xương nặng nhưng lại không hề thiếu canxi, thậm chí lượng canxi trong máu còn cao hơn bình thường. Khi chất này tăng quá cao, người bệnh có thể bị hôn mê và ngừng tim.


Loãng xương (còn gọi là xốp xương hay thưa xương) là sự giảm tỷ trọng khoáng chất của xương hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương. Đây là hậu quả của sự suy giảm các protein và khoáng chất của bộ xương, khiến cho xương trở nên mỏng manh dễ gãy, lún và xẹp.

Loãng xương không chỉ do thiếu canxi mà còn thiếu Vitamin D, thiếu protit, tăng hoạt động của các tế bào hủy xương, giảm hoạt động của các tế bào tạo xương, hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, bị các bệnh nội tiết, suy giảm hormone sinh dục, lạm dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoid.



Vì thế khi nghi ngờ loãng xương cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chứ không nên tùy tiện uống bổ sung canxi. Việc dùng bừa bãi các chế phẩm giàu canxi có thể gây ra nhiều tác hại. Khi cơ thể thừa canxi, tùy mức độ, có thể xuất hiện các biến chứng từ nhẹ đến nặng như ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước (do tiểu nhiều).

Khi lượng canxi thải qua đường tiểu tăng lên, nó sẽ kết hợp với phốt phát hoặc oxalat tạo thành sỏi thận. Do vậy khi sử dụng lâu dài các chế phẩm chứa nhiều canxi (kể cả sữa), bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Theo các nhà dinh dưỡng, nhu cầu canxi hằng ngày của một người trung bình là 400-500mg, còn ở phụ nữ mang thai thời kỳ cuối và phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu là 1.000-1.200mg. Bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam chủ yếu bao gồm các thực phẩm giàu canxi như tôm tép, ốc, cua, trứng, cá cùng các loại rau, đậu (rau muống, rau ngót, rau dền, đỗ tương, vừng)…

Vì vậy, những người ăn uống bình thường và cơ thể không mắc các bệnh gây giảm hay kém hấp thụ canxi, sẽ không sợ thiếu chất này.

Để phòng ngừa loãng xương, việc quan trọng nhất là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng thức ăn cho các bà mẹ ngay từ khi mang thai và khi cho con bú để em bé có bộ xương tốt ngay từ nhỏ. cần tránh các thói quen làm ảnh hưởng tới việc chuyển hóa canxi như dùng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá, lười vận động thể lực.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Bệnh lao khớp háng là gì?

Bệnh lao khớp háng có nguy hiểm không ? Lao khớp háng được coi là biến chứng của bệnh lao phổi, lao hạch, lao thận, lao bàng quang… Bệnh này có mức độ gây tàn phế cao, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, hiệu quả sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.


Lao khớp háng là bệnh gì?


Lao xương khớp là căn bệnh viêm khớp do vi khuẩn lao. Vi khuẩn này có thể tấn công ở bất kỳ khớp nào, đặc biệt là các xương khớp lớn, chịu lực nhiều, mật độ xương thấp. Cột sống, khớp háng, khớp gối, cổ chân, bàn chân là những vị trí xương khớp dễ bị vi khuẩn lao tấn công và phá hủy nhất.

Đối tuổi thường mắc bệnh lao xương khớp là từ 16- 45, nhất là những người có tiếp xúc thường xuyên với nguồn lây bệnh, người đã và đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi, lao hạch, đái tháo đường, người bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng,… Ngoài ra, trẻ em chưa được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG cũng có khả năng mắc bệnh rất cao.

Thông thường, vi khuẩn lao sẽ theo đường máu, một số ít theo đường bạch huyết  hoặc lan từ ổ áp-xe lạnh của cơ thắt lưng đến tấn công khớp háng. Người bị lao khớp háng có thể xuất hiện một số triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc kéo dài như sốt vừa hoặc sốt nhẹ nhưng dai dẳng, sốt về chiều, chán ăn, mệt mỏi, da xanh xao, ra mồ hôi trộm. Khớp háng bị tổn thương sẽ sưng to nhưng không nóng và không đỏ. Màng hoạt dịch trong ổ khớp bị phù nề, mặt khớp bị loét, sụn có nốt lao, củ lao…Hình thành các ổ áp-xe chứa mủ, hoại tử bã đậu, sau để lại ổ rò. Nhiều trường hợp mủ lao ở ổ áp-xe của lao khớp háng đi theo các thớ cơ tạo thành các ổ áp xe lan xuống tận đùi.

Lao khớp háng có mức độ gây tàn phế cao, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Dấu hiệu nhận biết bệnh lao xương khớp háng là bệnh nhân bị hạn chế hoạt động ở khớp háng do đau xương và khớp. Người bệnh không thể co duỗi chân, dạng háng, xoay háng được như ý muốn. Đi đúng không được bình thường mà thường đi tập tễnh hoặc phải dùng gậy chống, có người đỡ.



Nếu người bệnh bị nổi hạch bẹn ở khớp háng thì sau một thời gian hạch này xuất hiện lỗ rò rỉ, tiết dịch. Dịch rỉ có khả năng lây lan và truyền bệnh cho người khác qua chung đụng, tiếp xúc thường xuyên. Bên cạnh đó, không ít trường hợp, tổn thương từ hạch lao khớp háng dẫn đến teo các cơ vận động khớp, cụ thể là teo cơ mông, cơ đùi. Tuy nhiên, biến chứng đáng sợ nhất trong lao khớp háng là bại liệt chi dưới, khiến người bệnh bị tàn phế.

Hiện nay, với những tiến bộ về y học kỹ thuật thì bệnh lao xương khớp nói chung và lao khớp háng nói riêng đã có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị lao xương đúng nguyên tắc. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các triệu chứng lao khớp háng kể trên thì nên đi khám càng sớm càng tốt để chẩn đoán chính xác. Mọi người không nên chủ quan trước các biểu hiện bất thường của cơ thể để tránh bản thân phải hối hận về sau.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Hội chứng chân không nghỉ thứ phát ảnh hưởng gì đến cơ thể

Hội chứng chân không nghỉ thứ phát thường phát triển đột ngột và có thể trở nên nghiêm trọng chỉ trong vòng 1 ngày. Nó thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 40 tuổi, phần lớn có liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc. Đó là: thuốc chống co giật, chống trầm cảm, thuốc ngừa loạn tâm thần, thuốc an thần.


Dù nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ nhưng các nhà khoa học đã nhận diện được một số yếu tố nguy hiểm liên quan đến hội chứng chân không nghỉ nguyên phát. Chẳng hạn như:

Khoảng 25 - 75% trường hợp hội chứng chân không nghỉ nguyên phát có yếu tố di truyền. Đối với các trường hợp này, bệnh có khuynh hướng phát triển sớm nhưng tiến triển chậm hơn so với những trường hợp còn lại.

Sự mệt mỏi tinh thần và thể chất có thể làm bệnh diễn biến xấu đi. Hội chứng cũng gặp ở người mắc bệnh Parkinson, giảm hoặc tăng năng tuyến giáp, đau cơ và khớp, từng phẫu thuật dạ dày...

Khoảng 40% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, nhưng các triệu chứng thường biến mất vài tuần sau khi sinh.

Những người thiếu máu và mắc bệnh thần kinh cũng có nguy cơ phát triển hội chứng chân không nghỉ thứ phát.



Ngoài rượu, caffeine, thuốc lá, các nguyên nhân thứ phát khác bao gồm: thiếu ma-giê, vitamin B12...

Với những trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể được cải thiện phần nào khi người bệnh thường xuyên vận động tay, chân như đi lại, duỗi chân...

Còn trong những trường hợp nghiêm trọng khó có cơ hội phục hồi.

Trong số các trường hợp bị hội chứng chân không nghỉ, có thể có những trường hợp liên quan đến di truyền vì người ta nhận thấy khoảng 60% bệnh nhân có người thân đã bị bệnh tương tự.

Có nhiều yếu tố có thể gây ra hội chứng chân không nghỉ hoặc làm cho tình trạng này nặng thêm là:


- Mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn, tình trạng thiếu chất sắt...

- Sử dụng lâu ngày một số loại thuốc như thuốc chống ói, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chữa sổ mũi (có chứa chất kháng histamine), thuốc ức chế calci (khi điều trị cao huyết áp), thuốc steroid…

- Đang trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng cuối. Thông thường các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ sẽ mất đi trong vòng 1 tháng sau khi sinh nở.

- Lạm dụng rượu bia.

Nếu nghi ngờ mình mắc hội chứng chân không nghỉ, bạn nên đến bác sĩ chuyên về bệnh lý giấc ngủ để được làm chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ về các triệu chứng, các thuốc bạn đang uống, tiền sử gia đình, khám tổng quát, làm một số xét nghiệm máu và đo đa ký giấc ngủ của bạn.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Đau lưng nên phòng ngừa thế nào?

Các hoạt động đều đặn không làm lưng bị căng và xóc có thể làm tăng sức mạnh và sức bền của vùng thắt lưng, cho phép cơ hoạt động tốt hơn. Những bài tập này có thể gồm đi bộ, bơi, đạp xe phòng ngừa chứng đau lưng hiệu quả. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoạt động nào là tốt nhất với bạn.


Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng với đầu hơi cúi, hoặc nằm ngửa, kê gối dưới đầu sao cho cổ thẳng hàng với cột sống.

Thay đổi tư thế nằm giúp khí huyết lưu thông, cơ bắp không bị chèn ép. Ngủ dậy nên tập thể thao với cường độ thấp như bơi lội, đạp xe, đi bộ…

Chọn loại đệm không quá mềm cũng không cứng quá vì nằm đệm mềm, độ lún sâu khiến đường cong sinh lý cột sống bị thay đổi.

Thường xuyên tập luyện thể thao để sở hữu thân hình khỏe mạnh, cơ bụng và cơ lưng săn chắc, tăng khả năng chống lại thương tổn, bảo vệ cột sống, cơ và dây chằng.



Khởi động kĩ trước khi vận động làm giảm nguy cơ chấn thương. Lưu ý tiến hành bài tập từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, không tập quá nặng, bỏ qua các động tác cúi khom người hoặc bài tập gây tăng tải cho cột sống.

Tăng sức mạnh và sự mềm dẻo của cơ. Bình thường các cơ vùng bụng và lưng phối hợp hoạt động với nhau như một chiếc áo giáp tự nhiên cho lưng. Sự mềm dẻo ở háng và đùi giúp xương chậu thẳng trục, cải thiện cảm nhận ở vùng lưng. Thường xuyên tập một số bài tập đơn giản có thể giúp nâng đỡ và giữ thẳng lưng.

Ngoài ra, sử dụng các cơ chế cơ học hợp lý trong hoạt động hằng ngày:


Đứng đúng cách. Giữ xương chậu ở tư thế trung gian. Nếu phải đứng lâu, nên đổi chân đặt trên một cái ghế thấp để giảm tải phần nào cho vùng thắt lưng.

Ngồi đúng cách. Chọn ghế nâng đỡ tốt vùng thắt lưng hoặc đặt một cái gối hoặc khăn tắm cuộn tròn vào chỗ eo lưng để giữ đường cong bình thường của lưng. Giữ gối và hông ngang bằng.

Nâng đúng cách. Để chân làm việc. Di chuyển lên và xuống thẳng. Giữ thẳng lưng và chỉ gấp ở gối. Giữ vật nặng sát cơ thể. Tránh vừa nâng vừa vặn người.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.