Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Tràn dịch khớp gối cần những thực phẩm ra sao?

Để điều trị bệnh tràn dịch khớp gối, bác sĩ cần chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, giai đoạn bệnh như vậy mới có thể đưa ra phác đồ phù hợp. Và bên cạnh đó, yếu tố dinh dưỡng cũng được đánh giá cực kỳ cao trong việc điều trị cũng như phục hồi tình trạng bệnh.


Khớp gối là bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể, và nơi đây phải chịu đựng trọng lực của toàn bộ cơ thể. Theo thời gian khớp gối phải hoạt động quá nhiều nhưng không được chăm sóc và bảo dưỡng, khớp gối sẽ bị tổn thương, lượng dịch của khóp sẽ tăng lên và gây ra hiện tượng tràn dịch và dẫn đến các triệu chứng đau nhức, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.

Như chúng ta vừa nói ở trên, khớp gối là nơi gánh đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể, và do đó những người bị thừa cân béo phì sẽ có khả năng gặp phải các vấn đề về khớp gối cao hơn nhiều so với những người khác.

Người bệnh tràn dịch khớp gối nên ăn gì? Người bệnh tràn dịch khớp gối kiêng ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu và dựa vào đó lên cho mình một thực đơn ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân nhằm đẩy lùi bệnh tật được tốt nhất nhé.

Bệnh tràn dịch khớp gối nên ăn gì?


Những cơn đau nhức khớp gối tái phát thường xuyên hay không phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh. Một vài nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân tràn dịch khớp gối nói riêng sau đây, bạn cần phải nắm được.

Nhóm thịt cá

Người bị tràn dịch khớp gối hoàn toàn có thể ăn các loại thịt cá mỗi ngày, thịt lợn hay thịt gà thịt vịt đều cần bổ sung. Tuy nhiên chúng ta cần tránh xa hoặc hạn chế các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò… bởi các loại thịt này giàu đạm có khả năng kích thích tình trạng viêm trong cơ thể, viêm trong khớp gối, khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Do đó hãy bổ sung các loại thịt trắng.



Ngoài thịt, cá cũng là nhóm thực phẩm chúng ta không thể bỏ qua. Cá hồi, cá ngừ, cá thu… có chứa một lượng lớn axit béo omega 3 có tác dụng giảm đau, chống viêm cực kỳ tốt. Ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần là cách đơn giản để làm chậm quá trình phát triển bệnh, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Rau củ quả

Nhóm rau củ quả giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi, bưởi…. có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa mạnh nên có tác dụng hạn chế được tình trạng thoái hóa khớp, viêm nhiễm khớp…



Bông cải xanh, bí đao, bí ngô… giàu vitamin D, canxi, sắt, acid folic…rất tốt cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối

Ngũ cốc

Khi trả lời câu hỏi người bệnh tràn dịch khớp gối nên ăn gì? Chúng ta sẽ không thể bỏ qua ngũ cốc như yến mạch hay lúa mạch, lúa mì…Các loại ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng làm chậm và ngăn chặn quá trình viêm nhiễm khớp, bệnh nhân nên bổ sung hàng ngày, hàng tuần.

Hãy tham khảo để có thể lên cho mình một thực đơn ăn uống hoàn hảo tốt cho sức khỏe nhé. Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên việc dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để giúp quá trình trị bệnh đạt kết quả cao hơn.


Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Viêm khớp tuổi thiếu niên có gì khác người lớn

Viêm khớp tuổi thiếu niên là một trong những nhóm bệnh hay gặp nhất. Đây là nhóm bệnh tự miễn dịch, nguyên nhân chưa biết ở trẻ em, được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi.


Tỷ lệ mắc bệnh là như nhau giữa nam và nữ, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Toàn trạng: mệt mỏi, sốt kéo dài mỗi ngày từ 1 đến 2 cơn.

Nổi ban: có các dạng dát sẩn, ban đỏ, ban hồng mềm và nhanh chóng biến mất, thường xuất hiện khi sốt cao. Ban là một trong những triệu chứng khá quan trọng. Nếu trong suốt cả quá trình bị bệnh không xuất hiện ban thì việc chẩn đoán bệnh cần phải cân nhắc.

Nổi các hạch bạch huyết là triệu chứng khá phổ biến. Gan lách hiếm khi to.

Viêm khớp: triệu chứng này không nhất thiết phải xuất hiện ngay từ khi mới bị bệnh. Viêm khớp thường xuất hiện sau vài tuần bị bệnh nhưng cũng có trường hợp sau gần chục năm bị bệnh mới xuất hiện viêm khớp. Thường là viêm 2-3 khớp lớn.

Khớp thường gặp nhất là khớp gối (60%), sau đó đến khớp cổ tay và khớp bàn ngón tay (55%), khớp cổ chân (45%). Viêm khớp có tính chất đối xứng hoặc không đối xứng.

Viêm tim: là triệu chứng hay gặp. Chủ yếu là viêm màng ngoài tim với các biểu hiện như đau ngực, khó thở, xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Có đến 80% trường hợp không có triệu chứng của viêm màng ngoài tim nhưng khi siêu âm tim phát hiện ra có tràn dịch màng ngoài tim. Viêm nội tâm mạc và viêm cơ tim hiếm gặp hơn.



Tiến triển của bệnh rất đa dạng, có thể chỉ bị bệnh trong thời gian ngắn không để lại di chứng, nhưng cũng có thể bị bệnh cả đời với những di chứng biến dạng khớp nặng.

Rất khó tiên lượng được bệnh ngay trong giai đoạn đầu bị bệnh, tuy nhiên sau 6 tháng bị bệnh nếu bệnh nhi có những triệu chứng sau đây thì tiên lượng kém: tồn tại các triệu chứng toàn thân, viêm nhiều khớp, hemoglobin máu thấp, số lượng bạch cầu và tiểu cầu tăng, có thể có các triệu chứng ngoài khớp khác kèm theo như đông máu nội mạch rải rác phối hợp với suy tế bào gan và tổn thương não, suy chức năng gan do điều trị bằng salicylat…

Tiến triển của bệnh rất đa dạng, có trường hợp những tổn thương khớp rất nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp tổn thương khớp nặng thậm chí có chỉ định thay khớp.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Trật khớp vai gây ra biến chứng gì?

Có khoảng 1% trường hợp động mạch nách bị tắc do thương tổn lớp áo giữa và lớp áo trong. Có khi bị rách thành bên do đứt gốc một nhánh bên hoặc có khi chỉ bị co thắt. Sau khi nắn trật khớp vai cần kiểm tra bằng cách bắt mạch, cần thiết thì chụp động mạch để xử trí tùy theo thương tổn.


Gặp khoảng 15% số trường hợp. Nhất là liệt dây thần kinh mũ. Biểu hiện bằng mất cảm giác vùng cơ delta, và sau khi nắn xong thì không dạng được cánh tay. Nên sau khi nắn trật khớp phải kiểm tra khả năng co cơ delta và cảm giác vùng mỏm vai.

Có trường hợp liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay. Liệt thần kinh thường phục hồi sau 1 - 8 tuần.

Thương tổn mạch máu

Gãy xương kèm theo

Gãy rời mấu động to gặp khoảng 30% số trường hợp. Thường sau khi nắn trật khớp thì mảnh gãy sẽ về lại vị trí giải phẫu tốt.



Vỡ bờ ổ chảo

Biến dạng chỏm xương cánh tay kiểu dạng Hill- Sachs.

Gẫy cổ xương cánh tay: Có thể gẫy cổ phẫu thuật.

Thương tổn đai xoay vai

Chiếm đến 55% bệnh nhân bị trật khớp vai ra trước và tăng đến 80% các bệnh nhân trên 60 tuổi gây đau vai kéo dài, dạng và xoay ngoài vai yếu.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Mang thai bị viêm khớp nên làm gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, kéo dài, và thường để lại nhiều hậu quả xấu. Do vậy khi bạn nhận thấy có triệu chứng, biểu hiện viêm khớp dạng thấp khi mang thai cần. Đi khám bác sĩ ngay, lưu ý cách tốt nhất là nên khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp.


Nếu đã bị bệnh viêm khớp dạng thấp khi mang thai, cần xác định là hỗ trợ điều trị sớm, liên tục, lâu dài và kiên trì hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Chú ý: viêm khớp dạng thấp khi mang thai không được tự ý mua và sử dụng những loại thuốc hỗ trợ chữa viêm khớp dạng thấp, cần nghe và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên về xương khớp.

Đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai mà bị viêm khớp dạng thấp thì phải ăn uống đủ chất, có chế độ làm việc và sinh hoạt thật điều độ.

Sau khi mẹ bị viêm khớp dạng thấp sinh con, nếu là con gái cần đặc biệt quan tâm đến chế độ sinh hoạt tốt của con, không nên làm việc cũng như sinh hoạt trong thời tiết quá lạnh.

Sức khỏe bà mẹ mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, chính vì vậy mà bị viêm khớp dạng thấp khi mang thai nên xây dựng cũng như phác họa cho mình chế độ chăm sóc, hỗ trợ điều trị phù hợp nhằm tránh một số hậu quả xấu do bị viêm khớp dạng thấp khi mang thai.


Chế độ dinh dưỡng cho viêm khớp dạng thấp khi mang thai


Một đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra khi cơ thể bà mẹ phải luốn khỏe mạnh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con, quá trình mang thai là quá trình quan trọng nhất quyết định sự hình thành và sự phát triển có đầy đủ và khỏe mạnh hay không, do vậy cần có chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm khớp dạng thấp khi mang thai là:

Cần cung cấp nhiều rau quả tươi, đặc biệt là các loại quả theo mùa như cam quýt và những loại rau xanh đậm giàu axit folic.

Bổ sung thực phẩm giàu carbohydrate cho bà mẹ bị viêm khớp dạng thấp khi mang thai như bánh mì, ngũ cốc, các loại tinh bột,…

Thịt và là các loại cá giàu chất dầu sẽ góp phần bổ sung thêm các axit béo cần thiết. Cần lưu ý tránh những loại cá kiêng khi mang bầu.

Uống sữa sẽ tốt cho thai

Con của bạn có mạnh khỏe hay không tất cả là ở bạn, bạn đang bị viêm khớp dạng thấp khi mang thai nên chú ý những điều nên và không nên làm, đặc biệt phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Cách tốt nhất là hãy đến các phòng khám chuyên khoa về xương khớp khám và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Đau khớp vai do nguyên nhân gì?

Đau khớp vai có thể là dấu hiệu báo trước của nhiều loại bệnh nguy hiểm của xương khớp như thoái hóa khớp, viêm dây thần kinh, vôi hóa khớp vai… Và đây cũng chính là nguyên nhân gây tới bệnh đau khớp vai.


Khớp vai có tính vận động đa chiều, nếu như khớp vai hoạt động quá tải hoặc sai lệch do một số yếu tố khách quan như nghề nghiệp, tai nạn hay chơi thể thao có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm khớp vai. Đây là nguyên nhân đau khớp vai trái và nguyên nhân đau khớp vai phải khi cố gắng vận động cánh tay nhưng lại có cảm giác đau buốt hoặc tê tái và chịu ảnh hưởng nặng nhẹ theo thời tiết.

Thoái hóa đĩa đệm khớp vai gây ra hiện tượng bào mòn, giảm chất lượng do quá trình thoái hóa theo thời gian dẫn đến những cơn đau rất khó chịu ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Vôi hóa khớp vai


Quá trình vận động sai lệch hoặc rối loạn dinh dưỡng gây suy giảm chức năng gan và dẫn đến các bệnh về xương khớp gây nên bệnh đau khớp vai đó chính là tình trạng vôi hóa khớp vai cản trở sự vận động và chèn ép dây thần kinh. Đây là loại bệnh về xương khớp thường gặp gây nên các cơn đau kinh niên ở vùng khớp vai gây nên bệnh đau khớp vai. Khớp vai vận động có liên quan chặt chẽ tới cơ bắp cùng hệ thống gân và dây cơ chằng.

Trong nhiều trường hợp, khớp vai đau nhức cũng do viêm nhiễm hoặc một số chấn thương ở hệ thống gân cơ vận động, trường hợp này cơn đau không kéo dài và dễ chuẩn đoán hỗ trợ điều trị hơn.
Viêm dây thần kinh vai



Khi bị cảm lạnh hay chấn thương hoặc chèn ép lên vùng dây thần kinh và dây chằng (do ngủ sai tư thế, vận động mạnh hoặc chơi thể thao) từ đó gây nên tình trạng chèn ép thần kinh và viêm dây thần kinh dẫn tới bệnh đau khớp vai.

Các triệu chứng đau buôt đột ngột, cơn đau bất ngờ gây tê buốt chạy dọc theo dây thần kinh lên tới não bộ. Khiến không thể cử động các ngón tay. Bệnh sẽ đỡ khi đi lại hoặc ngồi nghỉ. Đây là một trong các loại bệnh thường gặp nhất.

Bệnh đau khớp vai là một dạng bệnh hay tái phát bất ngờ, vì vậy đề phòng tránh và hỗ trợ điều trị cần quan tâm đến vùng ảnh hưởng của bệnh nhiều hơn, Nên giữ tư thế đúng trong làm việc , tập luyện cũng như lúc nghỉ ngơi. Kết hợp với các bài tập giúp cơ thể dẻo dai hơn góp phần phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.